Mua nhà đất qua môi giới và những điểm cần lưu ý
Mua nhà đất qua môi giới và những điểm cần lưu ý
Những vấn đề cần lưu ý khi mua nhà đất qua môi giới bất động sản (BĐS) là thận trọng với những môi giới tự do, kiểm chứng lại thông tin họ cung cấp, làm rõ khoản đặt cọc, các chi phí...
Nhiều khách hàng hiện nay còn e ngại việc giao dịch nhà đất thông qua môi giới bởi không ít những người hành nghề môi giới tự do còn làm ăn chộp giật, thiếu trung thực. Rủi ro là chi phí không rõ ràng, giá bị đẩy cao hơn, nhà đất không rõ ràng về mặt pháp lý, thông tin cung cấp về sản phẩm có thể bị thổi phồng thiếu minh bạch…
Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính đã chia sẻ với độc giả về những điểm cần lưu ý khi mua nhà thông qua môi giới.
1/ Cảnh giác với những môi giới tự do
Các môi giới tự do không làm việc cho sàn BĐS nào mà tự hành nghề giới thiệu bên bán với bên mua và ngược lại. Những các nhân như thế thường được xem là "cò". Thông thường, đối tượng này không tiếp cận được với chính chủ nhà mà cần phải thông qua rất nhiều cầu môi giới khác. Nhiều họ thấy một mẩu tin chào bán trên mạng và tìm tới để tự làm công việc môi giới.
Nhằm tránh rủi ro, khách hàng nên tìm tới các đơn vị môi giới có uy tín, chuyên nghiệp, đủ điều kiện hoạt động. Với những dự án, bạn nên làm việc trực tiếp với các đơn vị phân phối trực tiếp của chủ đầu tư. Nếu qua môi giới, bạn nên biết họ đang chịu sự quản lý của sàn giao dịch, đơn vị nào. Khách hàng cần kiểm tra pháp lý sàn, và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BĐS đó.
2/ Kiểm chứng thông tin môi giới đưa ra
Trong nhiều trường hợp, môi giới không nắm rõ thông tin về chính những sản phẩm mình đang giới thiệu. Vì thế, có thể các thông tin họ đưa ra không chính xác, thậm chí là không trung thực, khách quan về sản phẩm đó và lượng cung - cầu thực của thị trường. Họ đưa ra các hình ảnh chắp vá, cóp nhặt để đánh vào tâm lý thích nhà đẹp, giá rẻ của khách hàng.
Nhiều môi giới thậm chí còn chưa từng nhìn tận mắt sản phẩm mà mình đang quảng cáo. Qua đồng nghiệp giới thiệu, họ biết tới lô đất và căn hộ ở khu vực đó nên cứ mang đi giới thiệu, biết đâu sẽ gặp được ai đó có nhu cầu. Do đó, khách hàng sau khi yêu cầu môi giới cung cấp những thông tin về hồ sơ pháp lý của sản phẩm đó nên tự mình tới tận nơi để xác minh và tìm hiểu thông tin. Bạn cũng nên thẳng thắn đưa ra những câu hỏi như tại sao chủ sở hữu lại muốn bán sản phẩm này, khu vực đó sẽ có thêm dự án nào trong tương lai không?...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm dò xem các ngôi nhà cần bán gần đó có giá cả như thế nào để nắm được mức trung bình của khu vực này nhằm tránh việc phải mua với mức giá quá cao.
>> Xem thêm: Bất động sản
3/ Làm rõ các thủ tục, chi phí liên quan
Những khoản chi phí là rất quan trọng trong hoạt động giao dịch nhà đất qua trung gian. Vì thế, xem xét, đọc kỹ, kiểm chứng hồ sơ, giấy tờ về dự án cũng như các khoản chi phí trước khi tiến hành đặt chỗ, đặt cọc, giao dịch… Liên quan tới các thủ tục, nếu như bạn không phải là người am hiểu về pháp luật thì nên tìm tới các văn phòng luật sư để được tư vấn cặn kẽ về những thủ tục pháp lý khi giao dịch.
Bên cạnh đó, nhiều người làm môi giới thường chưa cập nhật hoặc không am hiểu tường tận về các thủ tục pháp lý. Đơn cử, hiện nay việc cấp sổ đỏ ở nhiều quận, sau khi mua bán nhà đất xong, quận không đồng ý làm thủ tục sang tên do có vấn đề về đăng ký nhà ở chưa đầy đủ hoặc diện tích nhà trên sổ đỏ không đúng với thực tế... Đây cũng chính là lý do bạn nên tham khảo thêm các công ty, văn phòng luật.
Vì sao không nên chọn mua nhà cuối hẻm?
Một số người mua nhà cuối hẻm bởi nghĩ đơn giản rằng sẽ không bị ai làm phiền và tận dụng được khu vực ngõ trước nhà. Song, quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì nhà cuối ngõ theo phong thủy là không tốt. Ngôi nhà sẽ nhận được ít năng lượng và dễ xảy ra tình trạng tụ khí gây bất lợi cho người ở.
1/ Gặp khó khăn khi muốn xây dựng
Một số người cho rằng, chọn mua nhà cuối hẻm sẽ an toàn và yên tĩnh. Song, trên thực tế thì không phải như thế. Nhà cuối hẻm có rất nhiều hạn chế về kiến trúc nên không thể xây đẹp như những vị trí khác. Nhà cuối hẻm thường thiết kế rất khó khăn, việc bố trí hệ thống chiếu sáng tự nhiên và thông gió cho ngôi nhà là rất khó, thậm chí đối với nhiều địa điểm là không thể.
Thêm nữa, mua nhà cuối hẻm khi xây dựng hay sửa chữa là cả vấn đề. Không những bạn sẽ phải làm phiền không những tới giao thông đi lại trong ngõ mà còn làm ảnh hưởng tới nhiều người. Bên cạnh đó, chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu vật tư sẽ rất cao bởi ngõ vào nhà sâu, bạn phải tốn rất nhiều công sức để vận chuyển vào nhà.
2/ Nguy hiểm khi xảy ra hoản hoạn
Nhà ở cuối hẻm tức là không có đường để đi tiếp, nếu như muốn đi ra chỉ có cách quay trở lại. Vì thế, nếu xảy ra hỏa hoạn mà lại bắt nguồn từ các ngôi nhà phía ngoài thì đường thoát thân sẽ bị bít mất. Đây là vấn để mà bạn nên tính trước và cân nhắc kỹ càng khi quyết định mua nhà, đất trong hẻm. Vì thế, các căn nhà nằm cuối hẻm thường bị xem là hung tướng.
3/ Nhà cuối hẻm đi lại bất tiện
Việc đi lại vô cùng khó khăn khi nhà bạn nằm cuối hẻm, đặc biệt đối với các hẻm hẹp. Muốn đi ra ngoài, bạn phải đi qua cửa nhà người khác, điều này vô cùng bất tiện. Trường hợp đường đi đó thuộc sở hữu của người khác, chắc chắn họ sẽ làm khó dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu.
>> Xem thêm: Nhà đất TpHCM
4/ Dễ dàng xảy ra tình trạng bế khí
Phong thủy cho rằng, những ngôi nhà cuối hẻm thường mang đến vận khí xấu. Con đường cụt làm sinh khí trong mảnh đất đó không được tương thông, lưu chuyển tuần hoàn nên dễ xảy ra hiện tượng bế khí. Do đó, những người hiểu về phong thủy họ sẽ không lựa chọnnhững ngôi nhà ở vị trí này.
Theo chuyên gia phong thủy, nhà nằm cuối hẻm thì việc đón nhận dòng khí dẫn từ ngoài vào sẽ kém hơn những nhà khác, ngõ càng quanh co, càng dài thì khí càng bị thất thoát nhiều. Bên cạnh đó, nhà cuối ngõ không có sự trao đổi khí thường xuyên có thể xảy ra tình trạng bế khí không tốt.
5/ Cách hóa giải đối với nhà cuối ngõ
Nếu như nhà bạn đang nằm ở vị trí này, cách tốt nhất để hóa giải là nên dành một phần diện tích để làm sân trước giúp ngôi nhà có được minh đường sáng sủa, thoáng rộng nhằm tích khí tốt hơn, đây cũng là không gian giúp dòng khí lưu thông, tránh tình trạng bế khí. Nếu như mảnh đất lớn, có điều kiện thiết kế không gian thì bạn nên thiết kế một khoảng sân phía sau để dòng khí lưu thông tốt hơn nữa.
Theo quan niệm phong thủy nhà ở, “nhất vị, nhị hướng” nghĩa vị trí của ngôi nhà chiếm vai trò rất quan trọng rồi mới tới những yếu tố khác. Vì thế, khi lựa chọn mua nhà, đất, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ những ưu, nhược điểm của mảnh đất trước khi quyết định mua nhà.
Đăng bởi Tiên Tiên Tags: bất động sản, căn hộ giá rẻ, chung cư, chung cư giá rẻ, mua bán bất động sản, mua bán chung cư, Mua bán nhà đất, mua bán nhà đất giá rẻ, nhà đất, nhà đất giá rẻ